Thủ tục cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu của Cục Bảo vệ thực vật

Kiến Thức XNK Tác giả Kiến Thức XNK 19/07/2024 8 phút đọc

Khi bạn xin giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu, bạn phải làm việc với các chi cục kiểm dịch trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật. Để thực hiện xin cấp phép giấy kiểm dịch thực vật, bạn cần thực hiện theo quy trình nào? chuẩn bị bộ chứng từ ra sao? Tham khảo bài viết dưới đây nhé!

>>>>>>>>> Xem thêm: Kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu

Quy trình thực hiện cấp giấy phép kiểm dịch thực vật của Cục bảo vệ thực vật

Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ chứng từ đầy đủ đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2018;

- Hợp đồng thương mại; khóa học xuất nhập khẩu trực tuyến

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân.

Thủ tục cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu của Cục Bảo vệ thực vật

Thực hiện quy trình cấp giấy phép kiểm dịch thực vật theo các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân (thương nhân) nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Bảo vệ thực vật hoặc gửi qua đường bưu điện và trực tuyến trên website: Dịch vụ công trực tuyến Của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn https://dvc.mard.gov.vn/Pages/default.aspx

Bước 2: Xét duyệt hồ sơ

Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, Cục Bảo vệ thực vật phải cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo mẫu 05/BVTV ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2018. khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

- Trường hợp không cấp Giấy phép làm kiểm dịch thực vật nhập khẩu, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mong bài viết của Kiến thức xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn khi xin cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu .

Nếu bạn muốn học nghiệp vụ xuất nhập khẩu để nâng cao kiến thức, bạn nên tìm kiếm các nguồn thông tin hoặc tham gia các khoá học xuất nhập khẩu tại các trung tâm uy tín.

Chúc bạn thành công!

Xem thêm bài viết:

Kiến Thức XNK
Tác giả Kiến Thức XNK dminkienthuc
Bài viết trước Cách xác định vị trí của container trên tàu vận chuyển

Cách xác định vị trí của container trên tàu vận chuyển

Bài viết tiếp theo

ETD Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu Logistics?

ETD Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu Logistics?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo