Quy trình kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Viện Kiểm nghiệm An toàn Thực phẩm Quốc gia

Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu Tác giả Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu 18/07/2024 12 phút đọc

Trong một số hàng hóa, bắt buộc phải thực hiện quy trình kiểm nghiệm. Để làm thủ tục thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu, bạn cần có biên bản kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa đó. Vậy quy trình kiểm nghiệm như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn điều này.

>>>>> Xem thêm: Vận chuyển đường hàng không trong xuất nhập khẩu

Quy trình kiểm nghiệm hàng hóa tại Viện Kiểm nghiệm An toàn Thực phẩm Quốc gia

Địa chỉ thực hiện quy trình kiểm nghiệm tại Viện kiểm nghiệm: 65 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04.39335741. Fax: 04.39335738 học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất tphcm
Quy trình nộp hồ sơ trực tiếp bằng giấy cho các lô hàng nhập khẩu
Sản phẩm: các sản phẩm liên quan đến An toàn thực phẩm, thực phẩm chức năng

viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia

1. Doanh nghiệp đăng ký kiểm nghiệm

Trước khi thực hiện quy trình kiểm nghiệm chính thức, Khách hàng tiến hành đăng ký kiểm tra tại phòng KTNN – TPNK của Viện hoặc tại các điểm tiếp nhận kiểm tra của Viện.

Bộ hồ sơ gồm có:

  • 04 bản Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo mẫu được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 52/2015/TT-BYT ngày 21/12/2015.
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu, có dấu xác nhận của thương nhân kèm bản gốc để đối chiếu hoặc bản lấy trên mạng trực tuyến có đóng dấu của thương nhân đối với hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
  • Thông báo của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho phép được áp dụng phương thức kiểm tra giảm (nếu có).
  • Giấy tờ ủy quyền của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân làm công việc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm (nếu có).
  • Bản sao Danh mục hàng hóakèm theo (Packing list).
  • Bản sao có chứng thực và có xác nhận của chủ hàng: Vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice).

Ngoài ra khách hàng có thể cung cấp thêm: Phiếu phân tích (CA) của nhà sản xuất, Chứng nhận bán hàng tự do (Free Sales) hoặc chứng nhận sức khỏe (Health Certificate) của sản phẩm.

Phí đăng ký kiểm tra

(Theo thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài Chính): 1.500.000 đồng /lô hàng + (số mặt hàng x 100.000 đồng), tối đa 10.000.000 đồng/lô hàng.

Thời gian xử lý:

Tối đa 01 ngày làm việc sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp và phí kiểm tra, Viện sẽ cấp giấy đăng ký hoặc xác nhận đăng ký cho doanh nghiệp. khóa học xuất nhập khẩu thực tế tphcm

2. Lấy mẫu và kiểm nghiệm.

Sau khi được cơ quan Hải quan cho phép giải phóng hàng về kho hoặc cơ quan Hải quan yêu cầu doanh nghiệp thông báo cho Viện đến cảng lấy mẫu, doanh nghiệp thông báo cho Viện và trong thời gian 01 ngày làm việc, Viện sẽ thông báo thời gian lấy mẫu cho doanh nghiệp; học kế toán ở đâu

Trong trường hợp doanh nghiệp được Cục An toàn thực phẩm xác nhận cho phép chỉ kiểm tra hồ sơ đối với sản phẩm (lô hàng), doanh nghiệp thông báo và gửi tờ khai Hải quan có xác nhận cho Viện.
Sau khi kiểm tra kho và lấy mẫu, trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc cộng với thời gian thử nghiệm mẫu, Viện sẽ trả thông báo kết quả kiểm tra lô hàng cho doanh nghiệp. học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tphcm
Trong trường hợp lô hàng chỉ kiểm tra hồ sơ, Viện sẽ trả thông báo lô hàng chỉ kiểm tra hồ sơ trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được tờ khai Hải quan của doanh nghiệp.

3.Trả kết quả sau quy trình kiểm nghiệm

Khi có kết quả sau quy trình kiểm nghiệm lô hàng, doanh nghiệp đến nhận tại bộ phận văn thư của Viện, hoặc tại các điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký của Viện.

Doanh nghiệp sẽ nộp thêm phí kiểm nghiệm cho từng lô hàng (nếu có), mức phí kiểm nghiệm tùy vào chỉ tiêu và số lượng chỉ tiêu Viện kiểm nghiệm để đánh giá chất lượng lô hàng. Các mức phí, lệ phí Viện thu được quy định cụ thể tại bảng giá dịch vụ chỉ tiêu kiểm nghiệm đã được Viện ban hành.

- Sau khi nhận được kết quả đánh giá chất lượng lô hàng, doanh nghiệp sẽ gửi cho Chi Cục Hải quan cửa khẩu để làm thủ tục thông quan hải quan.

Nguồn tổng hợp: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về quy trình kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu. Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và cần tư vấn về địa chỉ học nghiệp vụ xuất nhập khẩu tại hà nội tphcm, học xuất nhập khẩu thực tế ở tphcm và hà nội, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

Bài viết trước Logistics là gì? Làm logistics là làm gì?

Logistics là gì? Làm logistics là làm gì?

Bài viết tiếp theo

Flat Rack (FR) Là Gì? Container Cho Hàng Siêu Trường Siêu Trọng

Flat Rack (FR) Là Gì? Container Cho Hàng Siêu Trường Siêu Trọng
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo