Quy định về xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được hoàn

Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu Tác giả Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu 16/07/2024 15 phút đọc

Nếu doanh nghiệp của bạn được hoàn trả tiền thuế, tiền phạt thì bạn cần nắm rõ quy định này tại điều 132 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung thông tư 38/2015/TT-BTC để có trích dẫn trong các văn bản chứng từ và hiểu rõ về những quy định về hoàn thuế. Tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quy định này.|

>>>> Xem thêm: L/C không thể hủy ngang là gì?

1.Đối với việc hoàn trả tiền thuế, tiền phạt được hoàn từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan, trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, đối chiếu trên Hệ thống và xử lý như sau

Xem xét hai trường hợp về vấn đề nợ tiền thuế:

a.Trường hợp người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản phải nộp khác

Bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ (trừ trường hợp tiền phí, lệ phí phát sinh của các tờ khai trong tháng đến ngày 10 của tháng tiếp theo): khóa học xuất nhập khẩu thực tế tphcm

+ Trường hợp người nộp thuế yêu cầu hoàn trả: Cơ quan hải quan căn cứ quyết định hoàn tiền thuế, tiền phạt, lập ủy nhiệm chi gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế;

+ Trường hợp người nộp thuế yêu cầu bù trừ vào số tiền thuế phải nộp của các tờ khai tiếp theo: Sau khi người nộp thuế phát sinh tiền thuế phải nộp và có văn bản đề nghị bù trừ tiền thuế, cơ quan hải quan căn cứ quyết định hoàn và văn bản đề nghị của người nộp thuế lập chứng từ điều chỉnh khoản thu ngân sách nhà nước hoặc ủy nhiệm chi gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện hoàn trả kiêm bù trừ với khoản phải nộp, trường hợp còn phải hoàn thực hiện theo quy định tại điểm a.1 khoản 1, điều 132, Thông tư 39/2018/TT-BTC.

b.Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản phải nộp khác

Bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ (trừ trường hợp tiền phí, lệ phí phát sinh của các tờ khai trong tháng đến ngày 10 của tháng tiếp theo) phải nộp ngân sách nhà nước: học kế toán thực hành ở đâu tphcm

+ Trường hợp người nộp thuế yêu cầu bù trừ, cơ quan hải quan lập ủy nhiệm chi gửi Kho bạc Nhà nước để nộp ngân sách nhà nước thay cho người nộp thuế;

+ Trường hợp người nộp thuế không yêu cầu bù trừ nhưng cơ quan hải quan phát hiện người nộp thuế còn nghĩa vụ phải nộp các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, các khoản phải nộp khác, bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ: cơ quan hải quan thực hiện xử lý theo quy định tại điểm b.1 khoản này và thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 28/TBBT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC;

+ Trường hợp sau khi bù trừ nếu còn tiền thừa thì thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế theo quy định điểm a.1 khoản 1, điều 139, Thông tư 39/2018/TT-BTC. học logistics ở đâu tốt tại hà nội

hoàn thuế xuất nhập khẩu

2.Đối với việc hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ ngân sách nhà nước, trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, đối chiếu trên Hệ thống kế toán và xử lý như sau

Xem xét hai trường hợp về vấn đề nợ tiền thuế:

Trường hợp người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản phải nộp khác

Bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ (trừ trường hợp tiền phí, lệ phí phát sinh của các tờ khai trong tháng đến ngày 10 của tháng tiếp theo):

+ Trường hợp người nộp thuế yêu cầu hoàn trả: cơ quan hải quan căn cứ quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, lập Lệnh hoàn trả theo mẫu quy định tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước, gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế;

+ Trường hợp người nộp thuế yêu cầu bù trừ vào số tiền thuế phải nộp của các tờ khai tiếp theo, cơ quan hải quan căn cứ quyết định hoàn và văn bản đề nghị của người nộp thuế lập chứng từ điều chỉnh khoản thu ngân sách nhà nước hoặc lệnh hoàn trả kiêm bù trừ NSNN gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện hoàn trả kiêm bù trừ với khoản phải nộp, trường hợp còn phải hoàn thực hiện theo quy định tại điểm a.1 khoản 2, điều 132, Thông tư 39/2018/TT-BTC. học kế toán ở đâu tốt nhất hà nội

Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản phải nộp khác

Bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ (trừ trường hợp tiền phí, lệ phí phát sinh của các tờ khai trong tháng đến ngày 10 của tháng tiếp theo) phải nộp ngân sách nhà nước:

+ Trường hợp người nộp thuế đề nghị bù trừ, cơ quan hải quan lập chứng từ điều chỉnh khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ theo mẫu quy định tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC gửi Kho bạc Nhà nước để nộp ngân sách nhà nước thay cho người nộp thuế;

+ Trường hợp người nộp thuế không đề nghị bù trừ nhưng cơ quan hải quan phát hiện người nộp thuế còn nghĩa vụ phải nộp các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, các khoản phải nộp khác, bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ: cơ quan hải quan thực hiện xử lý theo quy định tại điểm b.1 khoản này và thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 28/TBBT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC;

+ Trường hợp sau khi bù trừ nếu còn tiền thừa thì thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế theo quy định điểm a.1 khoản 2, điều 132, Thông tư 39/2018/TT-BTC. khóa học logistics tại hà nội

Việc bù trừ các khoản

Được hoàn với khoản phải nộp trong cùng năm ngân sách nhà nước tại cùng cơ quan hải quan, cùng mục lục ngân sách, cơ quan hải quan lập giấy điều chỉnh khoản thu ngân sách nhà nước, hạch toán kế toán theo quy định.

Các trường hợp được hoàn thuế ngoài năm ngân sách, cùng năm ngân sách nhưng khác đơn vị hải quan, khác mục lục ngân sách thì cơ quan hải quan lập lệnh hoàn trả theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 2, điều 132, Thông tư 39/2018/TT-BTC.

3.Thời hạn thực hiện

Thời hạn cơ quan hải quan xử lý các khoản được hoàn cho người nộp thuế thực hiện theo quy định tại Điều 129 và Điều 131 Thông tư 39/2018/TT-BTC. học xuất nhập khẩu ở đâu

4.Đối với tiền thuế giá trị gia tăng được hoàn theo quy định tại khoản 2 Điều 132 Thông tư 39/2018/TT-BTC

Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai với cơ quan thuế nơi quản lý doanh nghiệp về số tiền thuế giá trị gia tăng đã được cơ quan hải quan hoàn theo quy định của pháp luật.

Sau khi ban hành quyết định hoàn thuế, cơ quan hải quan cung cấp thông tin cho cơ quan thuế.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn quy định về xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được hoàn. Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và cần tư vấn về địa chỉ học xuất nhập khẩu thực tế tốt nhất ở tphcm và hà nội, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

>>>> Bài viết xem nhiều: Học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu hà nội

Bài viết trước Học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

Học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

Bài viết tiếp theo

Làm Sao Để Giảm Thiểu Rủi Ro Trong Xuất Nhập Khẩu?

Làm Sao Để Giảm Thiểu Rủi Ro Trong Xuất Nhập Khẩu?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo