Hướng dẫn báo cáo quyết toán loại hình gia công theo thông tư 38
Hàng gia công là một trong những mặt hàng cần thực hiện báo cáo quyết toán hàng năm.
Việc thực hiên báo cáo quyết toán vô cùng quan trọng và dễ bị sai sót, nên người thực hiện cần đảm bảo những bước tiến hành một cách chính xác.
1.Căn cứ pháp lý liên quan đến báo cáo quyết toán loại hình gia công
Báo cáo quyết toán hàng gia công, căn cứ theo các quy định dưới đây:
- Điều 7 và điều 10a (đối với loại hình đặt GC ở nước ngoài) Công văn số 18195/BTC-TCHQ ngày 08/12/2015
- Công văn số 597/TCHQ-GSQL 21/01/2016 về Thực hiện báo cáo Quyết toán.
- Công văn số 1501/TCHQ-GSQL ngày 29/02/2016 về việc hướng dẫn báo cáo quyết toán nguyên vật liệu hàng Gia công và sản xuất xuất khẩu theo năm tài chính và triển khai thực hiện phần III quyết định số 1966/QĐ-TCHQ.
- Công văn 1171/TCHQ-GSQL ngày 17/02/2016 về việc thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu và doanh nghiệp chế xuất (Vướng mắc khi thực hiện báo cáo quyết toán nguyên liệu, vật tư, thành phẩm từ nguồn nhập khẩu theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL).
>>>>>>> Xem thêm: các phương pháp quy định phẩm chất đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
2. Hồ sơ báo cáo quyết toán
- Hợp đồng gia công/ phụ lục hợp đồng gia công đã thực hiện nhưng chưa thanh khoản hoặc các báo cáo quyết toán và hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công đang thực hiện
- Bảng tiêu chí và điều chỉnh định mức
- Biên bản thỏa thuận, biên bản thanh lý hợp đồng gia công và thỏa thuận chuyển giao nguyên phụ liệu, sản phẩm sang hợp đồng gia công khác.
- Tờ khai hải quan khóa học nghiệp vụ xuất khẩu
- Phiếu nhập kho, xuất kho (kể cả nguyên phụ liệu, sản phẩm, máy móc thiết bị chuyển giao).
- Các chứng từ liên quan đến việc xử lý phế liệu, phế thải.
- Báo cáo tài chính và hạch toán chi tiết các tài khoản liên quan đến các hợp đồng giao công (tài khoản theo dõi nguyên phụ liệu, thành phẩm, tài khoản theo dõi chi phí gia công, các sổ kế toán nếu có…).
- Chứng từ về xử lý nguyên phụ liệu dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.
- Thực hiện theo biểu mẫu của Báo cáo quyết toán gồm: Mẫu 15/BCQT/GSQL và Mẫu 16/BCQT-MMTB/GSQL. học thực hành kế toán ở đâu
3.Các bước lập Báo cáo quyết toán khi không có số liệu từ kế toán:
Các bước thực hiện như sau:
a. Lên danh sách các hợp đồng gia công cần nộp báo cáo quyết toán.
b.Căn cứ theo cột trên báo cáo quyết toán để nhập số liệu phù hợp
Lưu ý về vấn đề chênh lệch số lượng/tên hàng/ĐVT giữa kho và Xuất nhập khẩu
Trên bảng Báo cáo quyết toán, làm tổng cho tất cả các nguyên phụ liệu, thành phẩm có chung tên hàng, đơn vị tính của tất cả các Hợp đồng gia công.
Chèn thêm thêm vài cột sau cột Ghi chú như Số HDGC, mã HS code, mã NPL/SP đã đăng ký với HQ nếu chỉ thuộc 1 hợp đồng gia công….
Khi in Báo cáo quyết toán gửi Hải quan thì ẩn những cột đã chèn kia.
Lập sổ chi tiết, theo dõi file excel...như thế nào thì tùy bạn, miễn là khi HQ yêu cầu giải trình thì bạn có số liệu chi tiết khớp với BCQT bạn đã nộp với cơ quan HQ là được.
c. Báo cáo theo thứ tự từ trên xuống
Tất cả các loại Nguyên phụ liệu rồi mới đến Thành phẩm. nên học kế toán thực hành ở đâu
d. Dòng 1: NGUYÊN VẬT LIỆU NHẬP KHẨU.
- Tồn đầu kỳ 2015: Dành cho các hợp đồng gia công thực hiện từ 2014 đến 2015(Đối phó để ra báo cáo chứ có thời gian phải làm lại toàn bộ sổ kế toán kho chi tiết theo đúng luật nhá).
Cách 1: Chạy thanh khoản trên phần mềm ( chỉ là thao tác để DN theo dõi chứ không có khai báo gì lên cơ quan hải quan nên không cần lo lắng-> note cho những bạn chưa biết thao tác này), chiết xuất báo cáo 05, lọc và chốt số liệu đến 31/12/2014-> cách lọc thì các bạn cần tự mày mò nhé.
Cách 2: Vào phần theo dõi nguyên phụ liệu nhâp xuất theo ngày tháng, chọn từng loại NPL, chiết xuất ra excel, hơi lâu vì chỉ có sheet từng mã NPL nhưng lại đầy đủ tk xuất nhập, ngày tháng và SL của từng mã đó.
- Như vậy đã có tồn đầu kỳ NPL để điền vào cột 4. Tuy nhiên, nếu có sản phẩm tồn đầu kỳ 2015, thì các bạn cần tính lại lượng tồn đầu kỳ NPL: Lượng tồn trên phần mềm – lượng sử dung cho số sản phẩm tồn đầu kỳ. nên học kế toán ở đâu
Nhập trong kỳ : tương ứng với lượng tờ khai NK thôi (bao gồm cả TK nhập chuyển giao nhé). - Xuất trong kỳ: lương NPL đã xuất kho để sử dụng cho các sp đã xuất khẩu + sản phẩm tồn kho + xuất chuyển giao.
- Tồn cuối kỳ:
e. Dòng 2: THÀNH PHẨM ĐƯỢC SẢN XUẤT TỪ NGUỒN NHẬP KHẨU
- Tồn đầu kỳ 2015:Dành cho các h thực hiện từ 2014 đến 2015: Kiểm tra với kho xem có lượng sản phẩm tồn kho không, nếu có thì thêm vào (xem lại phần tồn đầu kỳ NPL2015 hợp đồng gia công trên).
- Nhập trong kỳ : ứng với lượng SP đã sản xuất xong và được nhập kho thành phẩm.
- Xuất trong kỳ: lương sp đã xuất kho để xuất khẩu + xuất chuyển giao.
- Tồn cuối kỳ: ai cũng hiểu rùi. học kế toán thực hành ở đâu tốt tại hà nội
f. Lưu ý:
- Xuất NPL trong kỳ luôn luôn >=lượng SP xuất trong kỳ X định mức sử dụng-> Vì NPL có thể xuất cho cả sp tồn kho.
- Cần làm sổ chi tiết, sổ tổng hợp theo yêu cầu, đúng quy định của báo cáo kế toán để ra được báo cáo quyết toán, vì vậy nếu ai đang sử dụng phần mềm của Thái Sơn thì chịu khó nhập dữ liệu vào mục KẾ TOÁN KHO nhé. Còn không thì làm thủ công file excel, căn cứ vào dữ liệu trên phần mềm HQ. Cách làm thì hỏi kế toán.
- Đối với loại NPL nhập GC tự cung ứng, các bạn cần lấy tên hàng, số liệu bên kế toán để đối chiếu vì họ có theo dõi loại NPL này(nó có thanh toán). NPL Nhập SXXK cung ứng cho HDGC thì được báo cáo theo loại hình sản xuất xuất khẩu
Nguồn tổng hợp bài viết: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/
Trên đây là Hướng dẫn báo cáo quyết toán loại hình gia công theo thông tư 38. Nếu bạn muốn tìm hiểu về địa chỉ học xuất nhập khẩu ở Hà Nội TPHCM, tham khảo thêm: học xuất nhập khẩu tại hà nội ở đâu tốt
Chúc bạn thành công!