On board - phân biệt ngày giao hàng và ngày cấp B/L
Theo các điều khoản 20 - 27 của UCP 600 quy định về On board: “ Việc bốc hàng hoặc xếp hàng lên một con tàu đích danh phải được chứng minh bằng ghi chú trên vận đơn là hàng đã bốc lên tàu và ngày xếp hàng lên tàu sẽ được coi là ngày giao hàng.
>>>>> Bài viết xem nhiều: Nên học xuất nhập khẩu trực tuyến ở đâu
On board - phân biệt ngày giao hàng và ngày cấp B/L
Như vậy , theo UCP 600, ngày xếp hàng lên tàu (on board date) chính là ngày giao hàng (delivery date). Còn ngày phát hành chứng từ vận tải (issue date) sẽ được coi như ngày giao hàng nếu như chứng từ không có ghi chú khác về ngày xếp hàng lên tàu. học xuất nhập khẩu thực tế
Xem thêm: Quy tắc xuất trình chứng từ theo UCP 600
Trong thực tế cũng có những trường hợp ngày phát hành B/L có thể trước hoặc sau ngày xếp hàng lên tàu. Như vậy, sẽ không được coi ngày phát hành B/L là ngày giao hàng.
Các hãng tàu thường xác nhận hàng hóa được bốc lên tàu bằng nhóm từ như: “Clean on board”, “Shipped on board ” “Clean shipped on board”, tất cả các nhóm từ trên đều có ý nghĩa hàng hóa đã được xếp lên tàu, ngày ghi xác nhận này được coi là ngày giao hàng. học đầu tư chứng khoán online
>>>>> Xem thêm: Các Thông Tin Chi Tiết Trên Bill Of Lading (B/L)
Việc trả lời câu hỏi Hàng đã được xếp lên tàu hay chưa?” cho chúng ta các loại văn đơn như sau:
(1) On Board B/L thi chứng chỉ hành nghề kế toán có khó không
Vận đơn đã xếp hàng (Shipped On Board Bill of Lading ) là vận đơn được cấp sau khi hàng hóa đã thực sự được xếp lên tàu tại cảng bốc hàng. Trên vận đơn có ghi rõ ngày tháng giao hàng và tên tàu chuyên chở hàng hóa . Đây là loại vận đơn được dùng phổ biến vì người mua khi yêu cầu xuất trình bộ chứng từ theo L/C để thanh toán tiền hàng thường yêu cầu xuất trình vận đơn đã xếp hàng, tức hàng hóa cũng đã thực sự được xếp lên tàu.
(2) Received for shipment B/L
Vân đơn nhân hàng để xếp (Received for shipment Bill of Lading ) là vận đơn được cấp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu, tức là hàng hóa thực tế chưa được xếp lên tàu.
Loại vận đơn này có thể bị ngân hàng từ chối thanh toán, trừ khi L/C cho phép. Trên vận đơn này ghi “Received for shipment”, khi hàng đã thực sự xếp lên tàu có thể đóng dấu hoặc ghi thêm chữ “shipped on board” để biến thành vận đơn đã xếp hàng.
Mong rằng các thông tin về On board và phân biệt ngày giao hàng, ngày cấp B/L trong bài viết này của Kiến thức xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và cần tư vấn về dịch vụ xuất nhập khẩu - logistics hay địa chỉ học xuất nhập khẩu tốt nhất Hà Nội TPHCM hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.