Thông tin của Shipper và seller trên chứng từ xuất nhập khẩu
Trên chứng từ lô hàng xuất nhập khẩu, thường xuất hiện các thuật ngữ như shipper và seller, consignee,…khiến chúng ta khó phân biệt được khi nào doanh nghiệp của mình đóng vai trò là shipper, khi nào đóng vai trò là seller. Điều này vô tình gây ra những sai sót khi làm chứng từ. Vì vậy, ở bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể để bạn hiểu shipper là gì, shipper và seller khác nhau như thế nào?
>>>>> Xem thêm: Điều khoản khiếu nại trong hợp đồng ngoại thương
Thông tin của Shipper và seller trên chứng từ xuất nhập khẩu
Thông tin về Shipper và seller trên chứng từ xuất nhập khẩu phải chính xác là một trong những điều bắt buộc để giảm thiểu tối đa rủi ro khi vận chuyển hàng hóa.
1.Shipper là gì?
Ai cũng hiểu rõ shipper là người giao hàng/ gửi hàng. Còn Shipper xét trong hoạt động xuất nhập khẩu nghĩa là người gửi hàng (người xuất khẩu hoặc người được người xuất khẩu chỉ định giao hàng cho người mua).
Shipper trong thương vụ Xuất nhập khẩu:
Thông thường trong một thương vụ Xuất nhập khẩu có người bán và người mua, tuy nhiên xét trên các nghiệp vụ khác nhau thì người bán và người mua được gọi tên bằng các thuật ngữ rất khác nhau dễ gây hiểu lầm.
- Nghiệp vụ mua bán: có Người bán (Seller/ Exporter) và Người mua (Buyer/ Importer)
- Nghiệp vụ thanh toán: có Người thụ hưởng (Beneficiary) Người trả tiền (Remitter)
- Nghiệp vụ vận tải: có Người gửi hàng (Shipper) và Người nhận hàng (Consignee)
Sở dĩ tồn tại các thuật ngữ khác nhau và xuất hiện vai trò khác nhau của các bên là vì trên thực tế không phải lúc nào cũng chỉ có mua bán hàng hóa quốc tế giữa 02 bên mà đôi khi có đến 03 bên hoặc 04 bên cùng tham gia trong việc mua bán 01 lô hàng. Khi đó, vai trò của mỗi bên sẽ khác nhau và chúng ta cần thể hiện chính xác trên chứng từ. học kế toán thực tế ở đâu
>>>>>Bài viết xem nhiều: khóa học xuất nhập khẩu trực tuyến
2.Hiểu rõ shipper và seller thực tế thông qua chứng từ xuất nhập khẩu
Công ty A tại Việt Nam ký hợp đồng số 1 xuất khẩu gạo cho công ty B ở Singapore. Tuy nhiên công ty B không đưa số gạo này về Singapore mà đưa thẳng từ Việt Nam đến thị trường tiêu thụ ở Nhật Bản bằng cách ký hợp đồng số 2 bán gạo cho công ty C ở Nhật Bản.
Xét trên hợp đồng số 1 các bên có vai trò như sau:
- Công ty A: Seller/ Beneficiary/ Shipper
- Công ty B: Buyer/ Remitter
- Công ty C: Consignee
Nhưng nếu xét trên hợp đồng số 2 các bên lại có vai trò khác: nên học logistics ở đâu
- Công ty A: Shipper
- Công ty B: Seller/ Beneficiary
- Công ty C: Buyer/ Remitter/ Consignee
Nhìn vào vai trò của các bên thông qua 2 hợp đồng thì chúng ta có thể thấy Hợp đồng số 1 là hợp đồng mua bán 2 bên thông thường, còn hợp đồng số 2 là Hợp đồng mua bán 3 bên. Người bán thực tế là Công ty B, còn Công ty A lúc này lại chỉ là người giao hàng (không phải người bán thực tế trên hợp đồng). Như vậy, trong hoạt động mua bán 3 bên, bạn cần thể hiện đúng thông tin của mỗi bên khi thể hiện trên hợp đồng, Invoice, Packinglist, Bill of lading,…
Tham khảo: Review Khóa học xuất nhập khẩu thực tế tốt nhất
Lời kết
Như vậy trong thương vụ Xuất nhập khẩu Shipper không phải lúc nào cũng là người bán mà đôi khi chỉ đơn giản là người gửi hàng. Khi thực hiện hợp đồng Xuất nhập khẩu bạn cần chú ý xác định đúng vai trò của các bên liên quan để tránh những lỗi đáng tiếc xảy ra trong quá trình làm việc như giao hàng nhầm, thanh toán nhầm.
Nguồn tham khảo: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn
Mong rằng những Thông tin về Shipper và seller trên chứng từ xuất nhập khẩu của Kiến thức xuất nhập khẩu đã hữu ích với bạn!
Để hiểu thêm các kiến thức về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, các bạn có thể tìm hiểu và học xuất nhập khẩu từ những bài viết liên quan trong trang. Nếu bạn cần tư vấn những vấn đề liên quan đến lớp học nghiệp vụ xuất nhập khẩu,…Bạn có thể để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.