Logistics và cơ hội nghề nghiệp trong ngành logistics tại Việt Nam

Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu Tác giả Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu 19/07/2024 17 phút đọc

Từ khóa Logistics đã và đang ngày càng HOT trong thời gian gần đây, nhưng thực tế vẫn còn quá nhiều bạn trẻ mông lung và chưa hiều ngành nghề logistics thực chất là gì và có gì để làm hay không? Ngay cả nhiều bạn làm nghề Logistics nhiều năm vẫn chưa được trải nghiệm nhiều vị trí hay các tình huống phát sinh trong nghề đặc biệt trong các môi trường quốc tế.

Do vậy có thể kể ra một số định hình cơ bản về nghề Logistics như sau. xuất hóa đơn công nhân

>>>>> Xem thêm: Xuất nhập khẩu ở Việt Nam, thực trạng và xu hướng

1. MỘT SỐ CÔNG VIỆC TRONG NGHỀ LOGISTICS

Dich vụ hải quan và vận chuyển nội địa tại DN Logistics: rõ ràng là điều dễ hình dung nhất khi nói về hoạt động Logistics, hầu hết các bạn chưa làm nghề Logistics đều biết điều này, tức là việc hỗ trợ Doanh nghiệp xuất nhập khẩu làm các thủ tục hải quan và đưa hàng về kho.

Dịch vụ vận chuyển quốc tế: hiểu một cách đơn giản nhất là khi DN xuất nhập khẩu muốn xuất hay nhập với bất kỳ điều kiện giao hàng nào thì đều cần có đơn vị vận chuyển như hãng tàu hay hãng hàng không, hoặc có thể thông qua các đại lý vận chuyển học kế toán thực tế ở đâu

Như vậy phần lớn luôn hình dung làm Logistics là làm vận chuyển và hải quan, nhưng thực tế vị trí công việc hay nghiệp vụ liên quan còn nhiều hơn thế. Logistics còn cung cấp cả dịch vụ cho thuê kho bãi và phân phối hàng hóa cho DN xuất nhập khẩu (được hiểu như là chuỗi cung ứng).

Đương nhiên điều này giúp cho DN xuất nhập khẩu giảm bớt nghiệp vụ liên quan nhưng sẽ tăng chi phí. Dù vậy, điều này cho thấy Logistics còn nhiều hơn những gì các bạn trẻ thường hình dung. Và chắc chắn nó sẽ giúp các bạn đang tìm hiểu và muốn dấn thân vào nghề tăng thêm tự tin vì sẽ có nhiều con đường hay vị trí để lựa chọn.

Vậy cụ thể nghề Logistics là nghề gì ? Cơ bản là 3 vị trí công việc sau

Chuyên viên kinh doanh

Tìm kiếm KH là chính các DN xuất nhập khẩu có nhu cầu vận chuyển hay các nhu cầu khác như dịch vụ hải quan, các loại giấy phép…., đối tượng tiếp theo chính là các đại lý nước ngoài hoặc cũng có thể là các doanh nghiệp logistics khác.

Vị trí Sales Logistics là vị trí không phải dễ dàng cho dù làm trong ngành nào, nhưng Logistics lại có đặc trưng riêng, đặc trưng đó là sản phẩm vô hình. Khách hàng chỉ có thể biết và tin tưởng sản phẩm khi đã dùng sản phẩm, trong khi đó sản phẩm lại phát sinh trong tương lai.

Do đó, việc thuyết phục được khách hàng sử dụng dịch vụ trong tương lai là không hề đơn giản. Do vậy, người làm Sale trong logistics cần thật sự am hiểu sản phẩm mình cần bán, kiên trì thuyết phục và chỉ nên bán sản phẩm mà mình mạnh và làm tốt. Bài viết sau sẽ nói rõ các kỹ năng cần thiết để có thể làm một nhân viên Sale tốt.

sales logistics

Chuyên viên chứng từ và dịch vụ khách hàng (Documentation and customer service):

Công việc chính là tiếp nhận và làm các chứng từ cho các lô hàng như vận đơn, bản lược khai hàng hóa, phiếu cân, lệnh đặt chỗ….., và đó mới chỉ là các công việc liên quan đến hàng xuất khẩu. Đối với các lô hàng nhập khẩu thì sẽ phải làm các công việc như: phát hành lệnh giao hàng, làm thong báo hàng đến, khai E-manifest…..đồng thời giải đáp các yêu cầu của khách hàng cũng như kết nối thông tin giữa các bộ phận trong công ty.

Nói thì nghe có vẻ đơn giản nhưng vị trí này đòi hỏi nhân viên phải chịu khó và cẩn thận, và đương nhiên là không có công việc nào dễ dàng. Điều quan trọng là phải luôn cầu thị và có tinh thần trách nhiệm cao.

Vị trí này không quá áp lực như nhân viên sale nhưng vẫn luôn cần đảm bảo tiến độ về mặt thời gian, bởi lô hàng có thể bị chậm hay bị phạt đều phụ thuộc vào công việc của vị trí này.

Do vậy, vị trí công việc này thường phù hợp với các bạn nữ hơn do tính ổn định và ít áp lực so với các vị trí khác trong ngành Logistics nên học kế toán thực hành ở đâu

Chuyên viên hiện trường (Operation):

Đây là một bộ phận có tính đặc thù cao, hiểu đơn giản là chuyên làm việc ngoài hiện trường như mở hải quan ở các chi cục hải quan, xin các loại giấy phép ở các bộ ban ngành, lấy chứng thư khử trùng, làm kiểm dịch….. một bộ phận phải chạy nhiều và thường thích hợp với các bạn nam hơn.

Đây là vị trí chịu áp lực công việc khá lớn do thường bị ép về mặt tiến độ thời gian, đặc biệt là các công việc liên quan đến thủ tục hải quan và các loại giấy phép. Vị trí này yêu cầu cần có kiến thức tốt và nhạy bén, phải có khả năng làm việc độc lập.

ngành logistics

Thực tế, việc phân chia công việc hay vị trí còn tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp hay chức năng quản lý, đó là lý do mà còn có một số vị trí hay khác như Chuyên viên báo giá (pricing), chuyên vien hỗ trợ kinh doanh (Sales support), chuyên viên đại lý hải quan và vận tải nội địa (Customs broker transportation), chuyên viên kho bãi (warehousing)……. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

Dù trong môi trường hay loại hình doanh nghiệp nào thì ngành logistics vẫn luôn có vị trí vô cùng quan trọng. Nhưng thực tế ở VN thì lại chưa thực sự phát triển và điều đó làm cho dư địa còn rất nhiều. Các bạn trẻ còn có quá nhiều cơ hội để được làm việc trong ngành Logistics tại Việt Nam.

2. MỨC LƯƠNG TRONG NGÀNH NGHỀ LOGISTICS

Và mức lương luôn là điều mà bất kỳ ai khi làm nghề đều quan tâm, thực tế nghề logistics có sự phân hóa khá rõ dệt giữa DN trong nước và DN nước ngoài. Qua một khảo sát ngắn có tính trung thực cao tại các DN logistics thì mức lương cơ bản được định hình như sau học nguyên lý kế toán ở đâu tại tphcm

DN nước ngoài (International freight forwarder)

Vị trí nhân viên: đối với nhân viên mới hoặc có chút ít kinh nghiệm thì mức lương dao động từ 7tr đến 10tr đồng, dĩ nhiên còn tùy vào quy mô cũng như yêu cầu công việc cụ thể. Tuy nhiên, mức lương dành cho nhân viên đã có kinh nghiệm (trên 3 năm) thường dao động từ 9tr đến 15tr, thực tế đây không phải là mức lương khá cao so với mặt bằng chung của một số ngành khác như kế toán hay hành chính. Một vài thong tin nhỏ cũng đủ để các bạn tham khảo và tự tin đôi chút trước khi xác định chọn Logistics cho con đường sự nghiệp của bản than

Vị trí quản lý: rất khó để đưa ra con số cụ thể nhưng thường dao động trong khoảng 30tr đến 80tr tùy vào quy mô và kỹ năng cũng như năng lực mỗi người học kế toán ở đâu tốt

DN trong nước (Local freight forwarder)

Vị trí nhân viên: có chút thấp hơn so với DN nước ngoài nhưng mức lương tại các DN trong nước cũng không hề thấp so với một số ngành nghề khác, cụ thể dao động khoảng 5tr đến 7tr, đương nhiên là chỉ với nhân viên mới vào nghề, còn thực tế cũng cao hơn đôi chút khi đã có kinh nghiệm làm việc vài năm.

Vị trí quản lý: dao động 15tr đến 40tr và chắc chắn cũng tùy thuộc vào quy mô và năng lực quản lý.

Các freight forwarders nói chung là trung gian bán dịch vụ nên mức lương phụ thuộc phần lớn vào hiệu quả kinh doanh. Đôi khi không giới hạn thu nhập, đặc biệt vị trí nhân viên kinh doanh. Các bạn học liên quan đến khối ngành kinh tế nói chung đều có thể làm ngành này và chỉ cần học qua một khóa đào tạo về XNK và Logistics thực tế ngắn hạn. Điều quan trọng là thái độ liên quan đến công việc và nền tảng kiến thức kinh tế xã hội tốt.

Nguồn tham khảo: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề logistics và cơ hội nghề nghiệp trong ngành logistics . Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ logistics, xuất nhập khẩu và cần tư vấn về khóa học logistics,... hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

Nếu bạn muốn tìm hiểu về địa chỉ học logistics ở Hà Nội, tham khảo thêm: học logistics ở đâu tốt nhất hà nội

Bài viết trước Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi xác định làm ngành xuất nhập khẩu và logistics

Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi xác định làm ngành xuất nhập khẩu và logistics

Bài viết tiếp theo

Nhân Viên Mua Hàng Làm Gì? Cần Biết Gì? Kỹ Năng Cần Thiết?

Nhân Viên Mua Hàng Làm Gì? Cần Biết Gì? Kỹ Năng Cần Thiết?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo